logo
BỆNH VIỆN NHA KHOA

Nha khoa Nhân Hoà

Hàn trám răng

Trám răng có đau không và mất bao lâu?

Trám răng là phương pháp sửa chữa hư hỏng của răng thông thường trong nha khoa. Trám răng sử dụng vật liệu nha khoa để trám lại lỗ sâu khi các lỗ sâu còn nhỏ hay mới chớm sâu. Vậy trám răng có đau không?

1. Trám răng là gì?

Trám răng là một kỹ thuật rất phổ biến và tương đối đơn giản trong nha khoa. Trám răng có tác dụng giúp răng của bệnh nhân phục hồi lại hình dáng gần như ban đầu sau khi bị sâu, sứt mẻ. Thông thường, vật liệu được sử dụng trong phương pháp trám răng là vật liệu Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng... để tạo hình lại vị trí răng bị sâu, sứt mẻ nhỏ

Trám răng

Hiện nay vật liệu dùng để trám răng phổ biến nhất là vật liệu Composite. Vật liệu này, được các chuyên gia nhận định là có tính chất tương tự như mô răng thật, thêm vào đó vật liệu này gần như không gây hiện tượng kích ứng với cơ thể.

Với phương pháp trám răng, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị tổn thương sau đó thêm vật liệu vào vị trí cần trám rồi trám bít kín, khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, đồng thời thu hẹp lại vùng răng bị tổn thương. Vậy trám răng đau không?

2. Những trường hợp nào cần thực hiện phương pháp trám răng

Trước khi tìm hiểu trám răng sâu có đau không, chúng ta cần biết được trường hợp cụ thể nào cần thực hiện kỹ thuật trám răng để điều trị. Trên thực tế trám răng tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng không phải đối tượng bệnh nhân sâu răng nào cũng có thể áp dụng. Răng có trám được hay không còn bị chi phối bởi tình trạng răng miệng cụ thể của từng người, theo đó phương pháp trám răng thường được chỉ định cho trường hợp sau:

2.1. Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến, chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến các loại thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, lâu dần men răng sẽ bị ăn mòn và bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu với kích thước khác nhau.

Lúc này, phương pháp trám sẽ được chỉ định giúp bịt kín những lỗ sâu này, thu hẹp vùng răng bị tổn thương và ngăn không cho các lỗ sâu này ăn lan sang những mô răng lành khác.

2.2. Chấn thương răng

Trong một vài trường hợp tai nạn không mong muốn xảy ra khiến răng bị gãy vỡ, sứt mẻ, nếu không can thiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Trường hợp mẻ răng cửa còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh, khiến họ mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Lúc này việc sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng giúp răng khôi phục lại hình dáng như ban đầu là nhu cầu cấp thiết.

Tuy nhiên, với những răng bị chấn thương quá nặng dẫn đến bị sứt mẻ lớn, vượt quá 1/3 thân răng thì phương pháp trám răng sẽ khó thực hiện được. Do miếng trám quá to không những không đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn dễ dàng bị bong tróc ra.

2.3. Mòn cổ chân răng

Những thói quen xấu trong quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày như sử dụng bàn chải có lông quá cứng, chải răng quá mạnh tay và chải theo chiều ngang trong suốt một thời gian dài sẽ làm cho men răng bị mài mòn, dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là sự xuất hiện vết khuyết hình chêm ở cổ răng tại vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu răng. Để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mài mòn.

Lưu ý, phương pháp trám răng chỉ thực hiện được với tình trạng vết khuyết trên răng còn nông, đối với những vết khuyết ăn sâu vào tận cấu trúc răng gây ảnh hưởng đến tủy thì không thể thực hiện phương pháp trám răng được.

Trám răng

2.4. Răng thưa

Trường hợp bệnh nhân có răng thưa, đặc biệt là thưa răng ở vị trí răng cửa vẫn có thể sử dụng vật liệu trám để trám kín. Tuy nhiên, phương pháp trám cũng chỉ áp dụng với trường hợp răng thưa kẽ hở nhỏ, cụ thể là không vượt quá 2mm.

3. Trám răng có đau không?

Có thể thấy trong nha khoa, trám răng không phải là một kỹ thuật quá khó khăn hay phức tạp, quy trình trám răng diễn ra tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tùy vào tình trạng răng của người bệnh mà phương pháp trám răng sẽ can thiệp vào vị trí răng bị tổn thương nhiều hoặc ít.

Đối với bệnh nhân tiến hành trám răng thẩm mỹ cho răng thưa, răng có kẽ hở hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ chỉ thực hiện làm sạch vùng răng cần điều trị, sau đó đắp vật liệu trám lên là hoàn tất. Thời gian diễn ra quá trình trám răng rất nhanh chóng, bệnh nhân hoàn toàn không thấy đau nhức khó chịu trong suốt quá trình thực hiện và kể cả sau khi thực hiện xong. Vậy trám răng sâu có đau không?

Trường hợp bệnh nhân bị sâu răng nặng hặc răng mẻ lớn ảnh hưởng đến phần tủy. Lúc này bác sĩ cần tiến hành điều trị tủy trước rồi mới thực hiện kỹ thuật trám răng bằng vật liệu chuyên dụng. Khi điều trị tủy, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi nhói và ê buốt, tuy nhiên bác sĩ đã tiêm thuốc tê trước khi điều trị nên cảm giác đau nhức cũng không quá khó chịu.

Trên thực tế, trám răng có đau không còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và máy móc, công nghệ điều trị tại nha khoa. Một bác sĩ điều trị với dày dặn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao không chỉ có khả năng kiểm soát và hạn chế thấp nhất cơn ê buốt (thường xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm), mà còn tạo được miếng hàn trám tốt, có khả năng dính chặt vào răng, đảm bảo cho bệnh nhân cả về tính thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Nếu bạn lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa chất lượng thì việc thực hiện trám răng sẽ hoàn toàn không đau.

Ngược lại cho dù kỹ thuật trám răng thẩm mỹ khá dễ dàng nhưng nếu quá trình điều trị diễn ra ở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thao tác sai... thì vẫn có thể xảy ra những biến chứng như đau đớn, chảy máu nhiều, ảnh hưởng răng bên cạnh...

trám răng

Trám răng xong có đau không? Tương tự như quá trình trám răng, cơn đau sau khi trám xong cũng phụ thuộc vào các yếu tố tương tự như trên. Nếu răng bị sâu, mòn men cổ răng muốn trám thì trước hết sẽ phải trải qua nạo bỏ mô răng sâu, khi đó bạn sẽ được gây tê nên hoàn toàn không thấy đau. Bản thân việc đưa vật liệu trám vào xoang cũng không làm cho răng bị đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê tan hết có thể bạn sẽ thấy ê buốt nhẹ nhưng không đáng kể. Nếu cần thiết có thể sử dụng kê thuốc giảm đau.

Thêm vào đó sau khi trám, do miếng trám đông cứng thường có xu hướng co lại, khiến cho kích cỡ miếng trám thu nhỏ, việc này sẽ tạo ra khe rỗng giữa răng với miếng trám. Khi ăn nhai, lực nhai sẽ làm cho áp suất khe rỗng thay đổi, dẫn đến tác động lên các ống ngà, sau đó dẫn truyền đến tủy răng và khiến người hàn trám cảm thấy ê buốt. Vì vậy trám răng xong có đau không phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tay nghề của bác sĩ và chất lượng vật liệu sử dụng.

Nhìn chung, trong trám răng không phải tất cả các ca đều an toàn không gây khó chịu gì, cảm giác ê buốt vẫn có nhưng chỉ trong một số tình huống đặc biệt mà thôi. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, cảm giác khó chịu này (nếu có) hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được và nằm trong khả năng có thể chịu đựng được của chúng ta.

Hi vọng với những thông tin trên có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Hãy đến ngay phòng khám Nha Khoa Nhân Hòa để nha sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra các chỉ định kịp thời.

 

PHÒNG KHÁM NHA HOA NHÂN HÒA

-          Địa chỉ: 149 Đặng Thái Thân – TP Vinh – Nghệ An

-          Hotline : 0238.625.8686 - 092.795.8668

-          Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoanhanhoa - Nha khoa Nhân Hòa – Ths.Bs.Đại học Y Hà Nội

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận