1. Khám xét tổng quát tình hình răng
Bước này là bước đầu tiên của quy trình niềng răng, các nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tư vấn và chụp phim, sau đó đưa ra các chỉ định như nhổ răng hay điều trị sâu răng trước khi tiến hành niềng răng. Trang thiết bị hỗ trợ cho bước này sẽ gồm có:
· Máy chụp phim toàn cảnh và sọ nghiêng.
· Phần mềm vi tính để thu thập dữ liệu và phân tích tình trạng lệch lạc các răng và hàm.
· Các phần mềm thiết kế chỉnh nha.
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, bước này sẽ giúp cho người nha sĩ có thể vạch ra được lộ trình niềng răng cho bệnh nhân một cách chính xác nhất.
2. Lập kế hoạch điều trị và tư vấn phương pháp niềng
Sau khi đã nắm bắt được tình hình răng của bệnh nhân, các nha sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch niềng răng, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Sau đó sẽ tư vấn cho bệnh nhân các phương pháp niềng hiệu quả nhất đối với tình trạng răng của mình. Bước 2 này bác sĩ sẽ thực hiện những công tác điều trị sau:
· Lấy dấu mẫu hàm
· Lập kế hoạch điều trị, chi phí và thời gian điều trị
· Lựa chọn loại mắc cài phù hợp
Hiện nay tại nha khoa Nhân Hòa , chúng tôi đang áp dụng 3 phương pháp niềng răng sau cho khách hàng của mình:
· Niềng răng mắc cài kim loại
· Niềng răng mắc cài sứ
· Niềng răng bằng máng trong suốt invisalign
Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà chúng tôi sẽ tiến hành sử dụng phương pháp phù hợp.
3. Vệ sinh răng và gắn mắc cài
Khi đã thống nhất về phương pháp niềng răng thì các nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng tổng quát cho bệnh nhân. Việc vệ sinh răng miệng như cạo vôi răng sẽ giúp tăng khả năng bám dính cho các khí cụ bên trong răng. Đặc biệt bôi Fluor dự phòng sâu răng trong suốt quá trình niềng răng.
Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh răng miệng, thì nha sĩ sẽ gắn mắc cài vào. Những khí cụ sẽ được lắp theo trình tự như sau:
· Thun tách kẽ: Khí cụ này sẽ được lắp vào giữ các kẻ răng hàm dưới nhằm mục đích tạo kẽ để gắn các thiết bị khác.
· Dây cung: Với tác dụng tạo các lực siết, dây cung được xem là một trong những khí cụ rất quan trọng trong quá trình niềng răng.
· Hệ thống mắc cài: Là những khí cụ giúp cố định các dây cung trên răng, các mắc cài đóng vai trò giữ cho răng di chuyển đúng hướng mà dây cung siết.
· Các Hook, khâu, minivis: Với hình dạng như móc, các hook được bấm vào dây cung, hook sẽ liên kết với các band, bracket hay các minivis giúp di chuyển khối răng trước lùi ra sau khiến khớp cắn của bạn chuẩn hơn.
· Dụng cụ nong hàm: Trong quá trình niềng răng, các nha sĩ có thể sử dụng các khí cụ nong hàm. Khí cụ này giúp tạo các khoảng trống giúp răng di chuyển.
· Sáp nha khoa, máng duy trì
4. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống khi niềng và dự phòng sâu răng trong suốt quá trình niềng răng
· Sử dụng bàn chải lông mềm
· Chọn mua kem đánh răng có Fluoride
· Chải răng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày bằng cách xoay tròn hoặc chải dọc trên các bề mặt răng, từ trong ra ngoài. Đối với phần mắc cài, bạn đặt bàn chải tựa vào lợi và răng, rồi đẩy bàn chải ở trên và dưới dây cung để làm sạch xung quanh mắc cài. Còn với niềng rang dạng trong suốt, vì có thể tháo lắp dễ dàng nên bạn có thể đánh răng bình thường như trước khi niềng răng. Song song đó, đừng quên làm sạch phần lưỡi nữa nhé (có khoảng 70% vi khuẩn ở lưỡi, việc làm sạch giúp cải thiện hơi thở của bạn tốt hơn).
· Dùng chỉ tơ nha khoa
· Dùng thêm nước súc miệng
· Lấy cao răng định kỳ
Bên cạnh việc chú ý cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi ăn uống để tránh làm ảnh hưởng đến khung niềng như sau:
-
Cảm giác cộm và đau nhức khi mới niềng răng có thể xảy ra. Lúc này, bạn chỉ nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp, cơm, sinh tố, nước ép, …
-
Luôn cắt thức ăn thành miếng nhỏ để dễ nhai và nuốt, không tạo nhiều áp lực lên răng.
-
Tránh các loại đồ ăn quá cứng, đồ ăn dính như bỏng ngô, kẹo, sườn, chân gà…vì có thể làm ảnh hưởng đến mô nha chu xung quanh răng.
-
Hạn chế đồ ăn dính như kẹo dừa, kẹo cao su … bởi khi dính vào răng hoặc mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
-
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể vì khi niềng răng, bạn thường cảm thấy khô miệng hơn so với bình thường.
5. Theo dõi quá trình điều trị
Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn định kỳ hàng tháng để bệnh nhân đến tái khám thay thun định kỳ.Thông thường, tuân theo quy trình chỉnh nha cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất
6. Tháo mắc cài và mang máng duy trì
Sau khi răng đã vào vị trí thì nha sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài ra và cho bệnh nhân đeo mang duy trì. Thời gian niềng sẽ giao động 1 năm rưỡi đến 2 năm rưỡi tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng bệnh nhân sẽ phải mang máng duy trì trong một thời gian để răng cứng cáp hơn, tránh bị chạy về vị trí cũ.
Hi vọng với những thông tin trên có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Với tình trạng đau nhức kéo dài, bạn hãy đến ngay phòng khám Nha Khoa Nhân Hòa để nha sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra các chỉ định giúp giảm đau nhức.
PHÒNG KHÁM NHA HOA NHÂN HÒA
- Địa chỉ: 149 Đặng Thái Thân – TP Vinh – Nghệ An
- Hotline : 0238.625.8686 - 092.795.8668
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoanhanhoa - Nha khoa Nhân Hòa – Ths.Bs.Đại học Y Hà Nội